Chuyên mục lưu trữ: Website

Freelance là gì ?

Trong một lần thằng con làm bài tập về nhà cô giáo giao bài tập miêu tả về người mà em yêu quý
nó mô tả bố em vui vẻ, yêu thương em, hay chơi game với e bla bla…
rồi nó hỏi bố làm nghề gì vì nó cũng ko biết bố làm nghề gì 😀
Nó chỉ biết bố làm kinh doanh, bán hàng gì đó trên máy tính
Hay phải thức khuya, nhưng ko biết gọi tên thế nào
Với nó thì chỉ biết về nghề kỹ sư, bác sỹ, giáo viên, công nhân… những nghề có trong sách vở.
Tiếp tục đọc

Cách kiểm tra website đã được Google Index hay chưa

Khi làm SEO hay Makerting thì việc kiểm tra xem Google Index là một việc khá quan trọng, nếu không được Google Index thì website của bạn sẽ không được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Một người làm SEO thì phải biết điều này.
Tiếp tục đọc

Tại sao phải cần Remaketing

Remaketing là một thuật ngữ hiện nay chúng ta nghe rất nhiều nhất là trong bối cảnh giá quảng cáo ngày càng cao cái mà người làm kinh doanh quan tâm nhất đó biến khách hàng tiềm năng chuyển đổi thành khách hàng mua sản phẩm.

Vậy tại sao Remaketing lại làm tăng chuyển đổi?
Chúng ta phải rất kỳ công mới có thể mời gọi được khách hàng truy cập vào website của chúng ta, từ banner, namecard, Facebook, zalo… nhưng sự thật là chỉ có một số ít những người truy cập đó trở thành khách hàng trả tiền, số còn lại thì họ sẽ thoát vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau.

Ví dụ như họ chưa đủ thời gian để tìm hiểu sản phẩm, vì chưa có tiền, ngay lúc đó chưa có nhu cầu…
Remaketing đó là chiến lược quảng cáo bám đuổi để mời gọi họ quay trở lại Website của chúng ta thêm một vài lần nữa, biết đâu lần này họ phát sinh nhu cầu, hoặc đã có tiền để mua…

Chính vì thế Remaketing sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ chuyển đổi của khách hàng lên rất nhiều, chính vì vậy mà doanh thu của bạn cũng nhiều lên.

Giới thiệu về LandingPage

LandingPage hay còn gọi là web một trang đươc rất nhiều những bạn bán hàng sử dụng là một vũ khí rất lơi hại giúp bạn có thể tăng được tí lệ chuyển đổi đơn hàng.

Hãy cũng theo dõi video để xem thông tin chi tiết nhé:

Dưới đây là rất nhiều những Landing Page được mình làm

http://xehaidang.com/page/tool.html
http://xehaidang.com/page/usb.html
http://xehaidang.com/page/do-ac-quy.html
http://xehaidang.com/page/xe-dien-3-banh.html

http://chosathaiphong.com/page/den-livestream.html
http://chosathaiphong.com/page/eto.html
https://chosathaiphong.com/page/nuoc-mam-cat-hai.html
https://chosathaiphong.com/page/nuoc-mam-le-gia.html

Facebook Pixel để làm gì

Gần đây thì tiếp thị lại hay còn gọi là (Remaketing) là một khái niệm được nhắc tới rất nhiều, như là một su thế của quảng cáo trên Internet
và có một khái niệm của những người chạy quảng cáo Facebook đó là Pixel, vậy Facebok Pixel là gì? và nó để làm gì ?

Pixel Facebook là gì ?
Pixel Facebook là một đoạn mã JavaScript làm chức năng thông tin liên lạc giữa Website với Facebook. Nó giúp cho facebook theo dõi được khách hàng khi họ trung cập vào website của bạn, để cho ra các thuật toán để tối ưu quảng cáo, giúp bạn tăng được tỉ lệ chuyển đổi đơn hàng lên hay còn gọi là (Conversion Rate).

“Conversion Rate (CR) là một chỉ số đo việc những khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng thật sự khi họ mua một sản phẩm hay dịch vụ của bạn”
Đây là một chỉ số rất quan trọng trong bán hàng, maketing nhất là trong bán hàng trên Internet.

Nói một cách đơn giản bạn chỉ cần biết chức năng và cách sử dụng nó, tạo ra lợi nhuận kinh doanh là được.
Mình sẽ không đi sâu vào vấn đề kiến thức chuyên môn của Pixel Facebook.
Nó cũng tương đương với mã Google Analytics.

Khách hàng làm gì trên Website thì Pixel Facebook có nhiệm vụ báo lại với Facebook.

Ngoài ra, Pixel Facebook còn có chức năng retarget khi kết hợp với Custom Audiences (Đối tượng tuỳ chỉnh).
Đây là một kỹ thuật vô cùng quan trọng khi quảng cáo trên Facebook.
Công việc của bạn chỉ là cài đặt đoạn mã được Facebook cung cấp sau đó chèn vào mã nguồn của Website.
Nếu bạn đang sử dụng WordPress thì nó nằm tại File header.php

 

Chi phí hoạt động cho 1 Website

Nhiều bạn muốn làm website có hỏi mình khá nhiều đó là để làm một website thì sẽ phải mất những chi phí gì ?
Để có 1 website chạy với tên miền riêng thông thường bạn cần thanh toán 3 loại phí sau

1. Duy trì tên miền (domain): Đây là phí duy trì hàng năm bạn có thể tự mua domain hoặc qua đơn vị trung gian.
Tên miền riêng chính là địa chỉ website, là thương hiệu của doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trên môi trường  Internet. Ví dụ: xehaidang.com
2. Duy trì lưu trữ website (hosting): Phí duy trì hàng năm
– Đây là nơi lưu trữ mã code của website, thể hiện nội dung trang thông tin của doanh nghiệp như hình ảnh, bài giới thiệu, hình ảnh, video …
3. Thiết kế website (Mã Code website) Phí này bạn chỉ phải thanh toán phí 1 lần cho đơn vị cá nhân làm website cho bạn
– Mã code website là những đoạn mã lập trình giúp bố cục nội dung, và thể hiện ra để người xem có thể nhìn thấy được, chi phí này bạn chỉ cần phải thay toán 1 lần.